COMMUNITY OF PRACTICE (CoP) SESSION 2 - HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN THƯỜNG XUYÊN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN GIA VIỆT
Vào ngày 10/04/2025 vừa qua, buổi Community of Practice (CoP) Session 2 đã diễn ra thành công tại không gian của 4Cs Café, tầng 3 – 80 Mậu Thân, Cần Thơ.
COMMUNITY OF PRACTICE (CoP) SESSION 2 - HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN THƯỜNG XUYÊN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN GIA VIỆT
Vào ngày 10/04/2025 vừa qua, buổi Community of Practice (CoP) Session 2 đã diễn ra thành công tại không gian của 4Cs Café, tầng 3 – 80 Mậu Thân, Cần Thơ. Với chủ đề“Empowering Learners in Writing through Hands-on Scaffolding Strategies”, buổi workshop đã mang đến nhiều kiến thức thực tiễn và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy chương trình tiếng Anh thiếu nhi và thiếu niên tại Gia Việt.
Chương trình Community of Practice (CoP) là chuỗi hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, được Gia Việt tổ chức dành riêng cho đội ngũ giáo viên. Đây là một trong những chiến lược quan trọng nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, tạo diễn đàn để giáo viên trao đổi chuyên môn và cùng nhau phát triển trong môi trường dạy học luôn đổi mới. CoP session 2 năm 2025 tiếp nối thành công của phiên đầu tiên, tập trung khai thác một trong những kỹ năng ngôn ngữ quan trọng nhưng cũng đầy thử thách đối với học viên – kỹ năng viết (Writing).
Với chủ đề “Empowering Learners in Writing through Hands-on Scaffolding Strategies”, CoP Session 2 hướng đến mục tiêu giúp giáo viên:
Hiểu rõ khái niệm scaffolding trong dạy viết – phương pháp “giàn giáo” hỗ trợ học sinh xây dựng kỹ năng viết một cách từng bước, có định hướng.
Áp dụng hiệu quả 8 chiến lược scaffolding cụ thể vào quá trình giảng dạy thực tế.
Trải nghiệm một tiết học mẫu có ứng dụng scaffolding để quan sát cách tổ chức lớp học, xử lý tương tác và dẫn dắt học sinh viết hiệu quả hơn.
Thực hành thiết kế bài giảng viết dựa trên giáo trình Harmonize – bộ giáo trình đang được áp dụng tại các lớp EFT (English for Teens) của Gia Việt.
Ở đầu phiên học, giáo viên được dẫn dắt làm quen với khái niệm scaffolding trong dạy học nói chung và dạy viết nói riêng. Thông qua các ví dụ cụ thể, diễn giả đã giúp người tham dự hình dung rõ hơn vì sao học sinh thường gặp khó khăn khi viết – không chỉ vì thiếu từ vựng hay ngữ pháp, mà còn vì thiếu định hướng, thiếu công cụ và thiếu sự tự tin để bắt đầu.
Tiếp theo, 8 chiến lược scaffolding hiệu quả đã được giới thiệu một cách sinh động và thực tế. Bao gồm:
Visuals and realia – sử dụng hình ảnh, vật thật để minh họa và kích thích tư duy.
Use of first language – cho phép học sinh tận dụng ngôn ngữ mẹ đẻ để xây dựng nền tảng hiểu biết trước khi chuyển sang tiếng Anh.
Read aloud – giáo viên hoặc học sinh đọc to văn bản nhằm tăng cường khả năng tiếp nhận ngôn ngữ.
Modeling / gestures – giáo viên làm mẫu và sử dụng cử chỉ minh họa để hỗ trợ hiểu bài.
Intentional small group / partner work – phân nhóm nhỏ hoặc làm việc theo cặp một cách có chủ đích để hỗ trợ lẫn nhau.
Sentence structures / starters – cung cấp cấu trúc câu hoặc cụm từ khởi đầu giúp học sinh dễ bắt đầu viết.
Connect to background knowledge – kết nối bài học với kiến thức nền mà học sinh đã có.
Graphic organizers – sử dụng sơ đồ tư duy, khung bài để hỗ trợ sắp xếp ý tưởng logic.
Không chỉ dừng lại ở việc “nghe và ghi chú”, các thầy cô còn được trải nghiệm trực tiếp một tiết học mẫu – nơi các chiến lược trên được tích hợp một cách tự nhiên trong từng hoạt động. Từ phần khởi động, lấy ý tưởng, xây dựng dàn ý, đến giai đoạn viết, chỉnh sửa và chia sẻ sản phẩm, tất cả đều được thiết kế nhằm “dọn đường” cho học sinh phát triển kỹ năng viết một cách tự tin và hiệu quả.
Ở phần cuối chương trình, các nhóm giáo viên được giao nhiệm vụ thiết kế một bài dạy kỹ năng viết, áp dụng ít nhất 3 chiến lược scaffolding đã học. Với nguồn tư liệu chính là bộ sách Harmonize, từng nhóm đã chủ động phân tích nội dung bài học, xác định đầu ra cần đạt và phối hợp chiến lược phù hợp để hỗ trợ học sinh.
Các bài thiết kế không chỉ thể hiện sự sáng tạo mà còn phản ánh sự chuyển hóa nhanh chóng từ lý thuyết sang thực hành của giáo viên Gia Việt. Không khí thảo luận sôi nổi, cởi mở, xen lẫn những tiếng cười đã cho thấy tinh thần học tập tích cực và cam kết phát triển chuyên môn của toàn thể đội ngũ tham dự.
Buổi CoP Session 2 không chỉ mang lại kiến thức chuyên môn, mà còn là cơ hội kết nối và truyền động lực cho giáo viên trong hành trình dạy học. Tham gia chương trình, các thầy cô không chỉ học hỏi từ người hướng dẫn, mà còn học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻ những trăn trở, kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn trong lớp học. Đây cũng là dịp để Gia Việt lắng nghe nhu cầu phát triển chuyên môn từ giáo viên, từ đó thiết kế các hoạt động bồi dưỡng phù hợp và mang tính ứng dụng cao hơn trong tương lai.
Trong thời gian tới, Gia Việt sẽ tiếp tục tổ chức những buổi CoP với nhiều chủ đề đa dạng, hướng đến việc xây dựng một cộng đồng giáo viên học tập và phát triển liên tục, đúng như tinh thần của CoP.